1.GIỚI THIỆU
Facebook là mạng xã hội rất lớn và phổ biến nhất hiện nay. Facebook hỗ trợ rất nhiều các nền tảng thông qua sdk của họ.
Android cũng không ngoại lệ, Facebook SDK cung cấp rất nhiều các tính năng tuy nhiên mình chỉ giới thiệu 3 tính năng chính và thường được sử dụng nhất:
- Đăng nhập thông qua tài khoản Facebook
- Chia sẽ từ ứng dụng lên Facebook các thông tin như hình ảnh, link app….
- Mời bạn bè dùng ứng dung.
- Hiển thị quảng cáo của facebook, cũng giống như admob… với rate cao hơn hẳn.
Ở Bài viết đầu tiên này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp facebook sdk vào ứng dụng android.
2. NỘI DUNG CHÍNH
- Tạo app trên facebook
- Add sdk facebook vào ứng dụng
- Chạy ứng dụng
3.BẮT ĐẦU
- 3.1 Tạo app trên facebook develop
Đầu tiên để tích hợp Facebook sdk vào app chúng ta cần đăng ký một ứng dụng trên Facebook Developers. Facebook for developers
Chọn thêm ứng dụng mới.
Nhập các thông tin:
Bấm vào tạo ID ứng dụng vậy là cơ bản đã xong bước tạo app trên facebook.
Tiến hành pushlish luôn ứng dụng không quên 😀
- 3.2 Thêm SDK facebook vào ứng dụng android
Đầu tiên mở build.gradle lên và thêm các phụ thuộc như hình sau:
repositories { mavenCentral() } compile 'com.facebook.android:facebook-android-sdk:[4,5)'
Dùng hàm lấy HashKey và build app lần đầu tiên: XEMTHEM
public static String printKeyHash(Activity context) { PackageInfo packageInfo; String key = null; try { //getting application package name, as defined in manifest String packageName = context.getApplicationContext().getPackageName(); //Retriving package info packageInfo = context.getPackageManager().getPackageInfo(packageName, PackageManager.GET_SIGNATURES); Log.e("Package Name=", context.getApplicationContext().getPackageName()); for (android.content.pm.Signature signature : packageInfo.signatures) { MessageDigest md = MessageDigest.getInstance("SHA"); md.update(signature.toByteArray()); key = new String(Base64.encode(md.digest(), 0)); // String key = new String(Base64.encodeBytes(md.digest())); Log.e("Key Hash=", key); } } catch (PackageManager.NameNotFoundException e1) { Log.e("Name not found", e1.toString()); } catch (NoSuchAlgorithmException e) { Log.e("No such an algorithm", e.toString()); } catch (Exception e) { Log.e("Exception", e.toString()); } return key; }
Chúng ta gọi hàm này trên Oncreate () tiến hành chạy ứng dụng:
Bây giờ quay lại app trên facebook develop để thêm nền tảng android:
- Tên gói trên Google Play: add package ở trên vào
- Tên lớp: Activity tương tác chính mình gọi Activity Main
- Hash chính: add keyHash ở trên vào.
Lưu các thông tin lại, vậy là quá trình setup đã hoàn thành.
Ở Bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng nhập vào ứng dụng facebook và lấy thông tin của người dùng.
Bình luận đã bị khoá.