Android O phiên bản 8.0 có gì mới?

Google đã đưa ra bản thử nghiệm của Android O vào ngày hôm nay cho những thiết bị được hỗ trợ là Google Pixel và Nexus, bạn có thể tải về ngay ngày hôm nay. Đây là phiên bản Developer Preview, tức ổn định và đã có thể xài được chứ không còn quá nhiều lỗi như ngày xưa. Ngoài ra thì họ cũng công bố một số thay đổi nữa trên Android O mà bạn có thể xem thêm bên dưới.

Về mặt bản chất, Android O giống Windows Vista lên Windows 7, hay Mac OS Leopard lên Snow Leopard, tức tập trung vào tối ưu hóa hệ thống nhiều hơn là nâng cấp quá nhiều về mặt tính năng. Theo Google thì để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đơn giản hơn và dễ dàng hơn thì họ tập trung vào 2 ý tưởng lớn: “Fluid Experiences” và “Vitals”.

Fluid Experiences: những công cụ giúp cho việc trải nghiệm Android đơn giản, mượt mà hơn.

  • Chế độ hình trong hình hiển thị 2 ứng dụng cùng một lúc, cho phép người dùng thực hiện hai hoạt động, chẳng hạn như vừa xem video vừa ghi chú.
  • Notification Dot sẽ tự động hiển thị các chấm nhỏ trên biểu tượng ứng dụng để báo ứng dụng đó có thông báo cần chú ý, màu sắc của các chấm này sẽ tùy thuộc vào biểu tượng chương trình của ứng dụng đó. Khi người dùng nhấn giữ vào biểu tượng chương trình, một menu sẽ hiện lên cho thấy nội dung preview.
  • Tự động nhận diện đối tượng cần copy: thay vì phải chọn toàn bộ địa chỉ hay số điện thoại để copy, bạn chỉ cần chạm và một chữ bất kỳ trong hàng chữ đó, Android O sẽ tự động hiểu và copy toàn bộ địa chỉ cho chúng ta. Hay khi bạn tìm một nhà hàng nào đó trên Chrome, nếu bạn mở Google Maps lên thì nó sẽ tự gợi ý copy địa chỉ của nhà hàng mà chúng ta không cần copy hay paste gì cả. Điều này là nhờ trí tuệ nhân tạo
  • Tự động điền chữ: thay vì phải điền tay vào một số ứng dụng, Android O sẽ tự điền những thông tin cho chúng ta, áp dụng trên toàn hệ thống chứ không chỉ một vài ứng dụng Google riêng lẻ
  • TensorFlow Lite: phiên bản thu gọn của phần mềm mã nguồn mở về trí thông minh nhân tạo của Google. Trong tương lai thì các máy Android sẽ có một con chip xử lý DSP riêng cho trí tuệ nhân tạo, giúp phân tích và xử lý máy học nhanh hơn.

Vitals: những công cụ giúp hệ thống mượt mà hơn

  • Tối ưu hóa toàn bộ hệ thống, giảm thiểu thời gian khởi động máy xuống còn một nửa hay tăng gấp đôi tốc độ xử lý bảng tính Google Sheets
  • Giới hạn những gì mà một số ứng dụng có thể làm khi chạy nền để tối ưu hóa pin tốt hơn: Chỉ nằm trong 3 mục: dịch vụ, cập nhật địa điểm và phát thông báo ngầm
  • Ra mắt Play Console Dashboard cho lập trình viên, giúp họ tìm ra đâu là nguyên nhân gây hao pin, treo ứng dụng và hướng dẫn họ xử lý vấn đề đó
  • Google Play Protect: kiểm tra và quét hơn một tỷ thiết bị Android mỗi ngày, hơn 50 tỷ lượt tải về ứng dụng mỗi ngày cũng đều được kiểm tra để đảm bảo các ứng dụng có hành vi “nguy hại” không ảnh hưởng đến người dùng.
  • Project Treble: cập nhật Androdi nhanh hơn
  • Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Kotlin bên cạnh Java

Tinhte.vn

Nguyễn Linh

Chia sẻ để cùng tiến bộ...