Lập trình hướng đối tượng là kỹ thuật lập trình nhằm vào sự tương tác giữa các đối tượng. Mỗi đối tượng có những thuộc tính (thông tin lưu trữ), những phương thức xác định các chức năng của đối tượng.
Bên cạnh đó, đối tượng cũng có khả năng phát sinh các sự kiện khi thay đổi thông tin, thực hiện một chức năng hay khi đối tượng khác tác động vào.
Tất cả những thuộc tính, phương thức và sự kiện tạo nên cấu trúc của đối tượng. Có 4 tính chất trong lập trình hướng đối tượng :
– Abstraction : tính trừu tượng.
– Encapsulation : tính đóng gói.
– Inheritance : tính kế thừa.
– Polymorphism : tính đa hình.
Mỗi tính chất đều có vai trò quan trọng trong lập trình hình đối tượng.
Đầu tiền định nghĩa Đối Tượng và Lớp
- Đối tượng: Một thực thể có trạng thái và hành vi. Ví dụ như xe đạp, bàn, ghế, … Nó có thể mang tính vật lý hoặc logic.
- Lớp: Một tập hợp các đối tượng. Nó là một thực thể logic.
1/- Tính trừu tượng
Bạn thường lẫn lộn giữa lớp (Class) và đối tượng (Object). Cần phân biệt lớp là một ý niệm trừu tượng, còn đối tượng là một thể hiện cụ thể của lớp.
Ví dụ : bản thiết kế nhà là lớp, ngôi nhà được xây dựng dựa trên bản thiết kế là đối tượng.
Sự trừu tượng có thể được hiểu đơn giản như sau:
Giả sử, kiến trúc để xây dựng 1 chiếc xe sẽ bao gồm: Bánh xe, yên xe, thắng.
Như vậy, những mô hình xe máy, xe đạp, xe hơi cũng được gọi là xe khi chúng thỏa mãn những yếu tố mà kiến trúc một chiếc xe quy định.
2/- Tính đóng gói
Mỗi lớp được xây dựng để thực hiện một nhóm chức năng đặc trưng riêng của lớp, trong trường hợp một đối tượng thuộc lớp cần thực hiện một chức năng không nằm trong khả năng vì chức năng đó thuộc về một đối tượng thuộc lớp khác, thì nó sẽ yêu cầu đối tượng đó đảm nhận thực hiện công việc. Một điểm quan trọng trong cách gia tiếp giữa các đối tượng là một đối tượng sẽ không được truy xuất trực tiếp vào thành phần dữ liệu của đối tượng khác cũng như không đưa thành phần dữ liệu của mình cho đối tượng khác một cách trực tiếp. Tất cả mọi thao tác truy xuất vào thành phần dữ liệu từ đối tượng này qua đối tượng khác phải được thực hiện bởi các phương thức (method) của chính đối tượng chứa dữ liệu. Đây cũng chính là một tính chất quan trọng trong lập trình hướng đối tượng gọi là tính đóng gói (encapsulation<) dữ liệu.
Tính đóng gói cho phép dấu thông tin của đối tượng bằng cách kết hợp thông tin và các phương thức liên quan đến thông tin trong đối tượng.
Ví dụ :
Xe hơi có các chức năng (phương thức phô diễn bên ngoài) như Ngừng, Chạy tới, Chạy lùi. Đây là những gì cần thiết cho Tài xế tương tác với Xe hơi. Xe hơi có thể có một đối tượng Động cơ nhưng Tài xế không cần phải quan tâm. Tất cả những gì cần quan tâm là những chức năng để có thể vận hành xe. Do đó, khi thay một Động cơ khác, Tài xế vẫn sử dụng các chức năng cũ để vận hành Xe hơi bao lâu các chức năng (phương thức) đưa ra bên ngoài (Interface) không bị thay đổi.
3/- Tính kế thừa
Tính kế thừa là khả năng cho phép ta xây dựng một lớp mới dựa trên các định nghĩa của một lớp đã có. Lớp đã có gọi là lớp Cha, lớp mới phát sinh gọi là lớp Con và đương nhiên kế thừa tất cả các thành phần của lớp Cha, có thể mở rộng công năng các thành phần kế thừa cũng như bổ sung thêm các thành phần mới.
Điều này làm tăng tính tái sử dụng cho code. Nó được sử dụng để đạt được tính đa hình tại runtime.
Ví dụ :
Từ lớp Xe bạn tạo nên lớp Xe hơi mở rộng, lớp này mặc nhiên kế thừa tất cả các thành phần của lớp xe. Bạn có thể nói một xe hơi là một chiếc xe.
4/- Tính đa hình
Khi một tác vụ được thực hiện theo nhiều cách khác nhau được gọi là tính đa hình. Ví dụ: như vẽ hình chữ nhật hoặc hình tam giác, … Trong Java, chúng ta sử dụng nạp chồng phương thức (method overloading) và ghi đè phương thức (method overriding) để có tính đa hình. Một ví dụ khác: con mèo kêu meooo, còn chú chó thì sủa goooo.
Tổng hợp